Visa kỹ năng đặc định là gì?

Visa kỹ năng đặc định hay còn gọi là Tokutei Ginou (特定機能) là loại Visa mới dành cho lao động người nước ngoài làm việc tại đất nước Nhật Bản. Người có Visa Tokutei ginou có cơ hội được làm việc dài với mức thu nhập hấp dẫn cùng nhiều chế độ đãi ngộ tốt. Tuy nhiên, yêu cầu về trình độ chuyên môn khi xin xét duyệt loại Visa này cũng cao hơn

Visa kỹ năng đặc định là gì? Đối tượng được cấp visa kỹ năng đặc định

1. Visa kỹ năng đặc định là gì

Visa kỹ năng đặc định hay còn gọi là Tokutei Ginou (特定機能) là loại Visa mới dành cho lao động người nước ngoài làm việc tại đất nước Nhật Bản. Người có Visa Tokutei ginou có cơ hội được làm việc dài với mức thu nhập hấp dẫn cùng nhiều chế độ đãi ngộ tốt. Tuy nhiên, yêu cầu về trình độ chuyên môn khi xin xét duyệt loại Visa này cũng cao hơn.

visa kỹ năng đặc định (特定機能) Tukotei ginou

2. Đối tượng được cấp Visa kỹ năng đặc định

Đối tượng tham gia chương trình lao động Tokutei ginou Theo quy định của bản ghi nhớ hợp tác (MOC), phía Nhật Bản chỉ tiếp nhận lao động “Tokutei ginou” người Việt sau khi NLĐ đã thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định pháp luật Việt Nam. Đồng thời có tên trong “Danh sách xác nhận” được cấp bởi Bộ LĐTBXH Việt Nam, gồm:

1. Những lao động được phái cử bởi các tổ chức, doanh nghiệp được Bộ LĐTBXH Việt Nam cho phép đưa lao động kỹ năng đặc định đi làm việc tại Nhật Bản.

2. Những công dân Việt Nam đang cư trú ở Nhật Bản đã được cơ quan tiếp nhận lao động tuyển dụng trực tiếp, bao gồm các đối tượng sau: Những người được miễn các kỳ kiểm tra và thi, gồm Thực tập sinh kỹ năng đã hoàn thành chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản số 2 hoặc số 3. Du học sinh đã tốt nghiệp ít nhất khóa học 2 năm của các trường ở Nhật Bản và thi đỗ các kỳ kiểm tra kỹ năng nghề và tiếng Nhật.

  • Đối với thực tập sinh quay lại theo tư cách kỹ năng đặc định đúng ngành nghề cũ thì sẽ được miễn không phải thi tay nghề và tiếng Nhật.
  • Đối với thực tập sinh quay lại ngành nghề khác thì sẽ phải thi tay nghề.

Ví dụ: TTS ngành bảo dưỡng sửa chữa ô tô muốn quay lại theo tư cách kỹ năng đặc định chuyên ngành bảo dưỡng sửa chữa ô tô sẽ được miễn thi tay nghề. Nhưng TTS ngành bảo dưỡng sửa chữa ô tô muốn quay lại theo ngành chế biến thực phẩm thì phải thi kỳ thi kỹ năng chế biến thực phẩm.

3. Visa kỹ năng đặc định loại 1  (特定技能1号)

Có 14 ngành nghề được phép quay lại Nhật và được xét tư cách lưu trú kỹ năng đặc định số 1 gồm:

1. Xây dựng (建設業)

2. Ngành điện – điện tử (電気電子情報関連産業)

3. Ngành đóng tàu, hàng hải (造船・舶用工業)

 4. Nông nghiệp (農業)

 5. Ngành hàng không (航空業)

6. Ngành công nghiệp vật liệu (素形材産業)

7. Ngư nghiệp (漁業)

 8. Ngành dịch vụ ăn uống (外食業)

9. Vệ sinh các tòa nhà (ビルクリーニング)

10. Ngành chế tạo máy (産業機械製造業)

11. Ngành khách sạn (宿泊業)

12. Ngành bảo dưỡng, sửa chữa oto (自動車整備業 )

13. Ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống (飲食料品製造業)

 14. Ngành hộ lý (介護

4. Visa kỹ năng đặc định loại 2  (特定技能2号)

Hiện nay, chỉ có 2 ngành nghề được xét tư cách lưu trú Tokutei Ginou loại 2. Đó là:

  • Ngành Xây dựng
  • Ngành đóng tàu, hàng hải

Người lao động được cấp Visa Tokutei ginou Nhật Bản loại 2 sẽ được hưởng những quyền lợi nêu dưới đây:

  • Được hưởng mức lương tương đương người Nhật.
  • Thời hạn Visa lưu trú tại Nhật là 05 năm và không giới hạn số lần gia hạn.
  • Có cơ hội xin Visa vĩnh trú tại Nhật.
  • Được bảo lãnh người thân qua Nhật sinh sống và làm việc.

5. khác nhau giữa Tokutei ginou loại 1 và loại 2

  • Visa kỹ năng đặc định loại 1:

– Thời hạn lưu trú tại Nhật tối đa là 5 năm.

-Không được bảo lãnh người thân

  • Visa kỹ năng đặc định loại 2:

-Thời hạn lưu trú tại Nhật là 5 năm và có cơ hội cấp Visa vĩnh trú tại Nhật.

-Được phép bảo lãnh người thân sang Nhật. Đối tượng được bảo lãnh là vợ/chồng và con cái.

6. Thực tập sinh về nước trước hạn có xin được Visa kỹ năng đặc định

Đối với thực tập sinh về nước trước hạn (không phải lỗi của người lao động) thì vẫn đủ điều kiện xin Visa kỹ năng đặc định. Khi đáp ứng các yêu cầu dưới đây:

  • Hoàn thành từ 80% thời gian chương trình thực tập kỹ năng Nhật Bản 3 năm
  • Không thuộc diện bị cấm nhập cảnh vào Nhật do vi phạm pháp luật Nhật Bản trong quá trình sinh sống và làm việc ở Nhật.

7. Du học sinh tại Nhật có được chuyển Visa Tokutei ginou

Nếu du học sinh Việt Nam ở Nhật Bản hoàn thành chương trình học tại trường tiếng Nhật và thi đỗ kỳ thi kỹ năng nghề thì có thể chuyển đổi Visa du học sang Visa Tokutei Ginou. Tuy nhiên, phía Nhật Bản sẽ kiểm tra chặt chẽ cơ sở đào tạo nhằm ngăn chặn việc lợi dụng chương trình du học để sang Nhật làm việc. Đối với những du học sinh bỏ học hoặc bị đuổi học sẽ không đủ điều kiện xin xét chuyển đổi sang visa tokutei ginou.

Thực tập sinh Nhật Bản

Giới thiệu về chế độ thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản

1. Mục đích của chế độ thực tập sinh Nhật Bản

Thực tập sinh Nhật Bản là một cơ chế đào tạo kỹ năng về nghềnghiệp cho những người lao động nước ngoài từ 16 đến 50 tuổi tại các doanh nghiệp của Nhật Bản. Thực tập sinh kỹ năng có thể vận dụng thuần thục các kỹ năng đã được học vào thực tiễn để sau khi về nước, họ có thể vận dụng được những kiến thức và kỹ năng đã được học và thực hành này để giúp sức cho sự phát triển kinh tế và công nghiệp của đất nước mình. Hay nói cách khác, mục đích của chế độ này là đào tạo nguồn nhân lực cống hiến cho sự phát triển công nghiệp của các nước thông qua việc áp dụng các kỹ thuật của Nhật Bản.

2. Khái quát về chế độ thực tập sinh Nhật Bản

chế độ thực tập sinh nhật bản, mục đích và ý  nghĩa chế độ thực tập sinh nhật bản

Việc tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng được chia làm 2 hình thức là:

  • Hình thức đoàn thể tiếp nhận.
  • Hình thức doanh nghiệp tự tiếp nhận.

1. Nội dung công việc năm thứ nhất

Tư cách lưu trú của thực tập sinh kỹ năng năm thứ 1 là “ Thực tập kỹ năng số 1A”.

Hai hoạt động mà tư cách lưu trú này được thực hiện là:

-“Hoạt động học tập kiến thức” thông qua những khoá học ngắn hạn do đoàn thể tiếp nhận tổ chức ngay sau khi nhập cảnh vào Nhật Bản.

-“Hoạt động học tập kỹ năng” thực hiện dựa trên hợp đồng lao động với doanh nghiệp tiếp nhận.

2. nội dung công việc năm thứ hai và thứ ba

Tư cách lưu trú của năm thứ 2, năm thứ 3 của thực tập kỹ năng là “Thực tập kỹ năng số 2A”. Các hoạt động mà tư cách lưu trú này được phép thực hiện là:

Người đã tiếp thu được những kỹ năng thông qua các hoạt động của thực tập kỹ năng năm thứ 1 sẽ tiếp tục công việc như năm thứ 1 tại cùng một công ty dựa trên hợp đồng lao động nhằm thực hành thành thục các kỹ năng đó”.

3. Thời hạn lưu trú của thực tập sinh kỹ năng.

Thời hạn cho phép lưu trú tại Nhật Bản theo tư cách “ thực tập kỹ năng” là trong vòng 3 năm, tính cả “thực tập kỹ năng số 1”và “thực tập kỹ năng số 2”

4. Điều kiện cần thiết để tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng


Điều kiện cần thiết cho phép nhập cảnh vào Nhật Bản với tư cách là thực tập sinh kỹ năng được quy định theo các luật liên quan của Bộ Tư pháp Nhật bản như sau:

① Kỹ năng sẽ học tập không phải là công việc lao động giản đơn.

② Từ 18 tuổi trở lên và sau khi về nước có dự định làm các công việc cần những kỹ năng đã được học tại Nhật Bản.

③ Được học những kỹ năng khó hoặc chưa có tại nước mình.

④ Có kinh nghiệm nghiệp vụ và nghề nghiệp tương tự như công việc thực tập kỹ năng tại Nhật Bản.

⑤ Được chính phủ hoặc tổ chức công cộng địa phương tiến cử.

⑥ TTS kỹ năng, gia đình của họ không phải đóng tiền ký quỹ cho cơ quan phái cử.

5. Điều kiện để chuyển đổi tư cách lưu trú

Điều kiện chuyển đổi sang tư cách “ Thực tập kỹ năng số 2 A” từ năm thứ hai trở đi là:

Có kế hoạch tiếp tục làm những việc liên quan tới kỹ năng đã học tại Nhật sau khi về nước.

Đỗ bài kiểm tra trình độ kỹ năng cơ bản cấp 2 hoặc các kỳ thi tương đương trình độ này.

Có ý định học tập các kỹ năng thực tiến dựa trên kế hoạch thực tập kỹ năng.

④ Năm thứ 2, 3 cũng thực tập kỹ năng cùng ngành nghề, tại cùng doanh nghiệp như năm nhất.

3. Bản chất thực của chế độ Thực tập sinh Nhật Bản

Do sự già hóa của dân số, nên chính phủ Nhật đã nghĩ rất nhiều phương pháp để thu hút nguồn lao động. Trong số đó có chương trình TTS Nhật Bản.

Thực tập sinh Nhật Bản, Xuất khẩu lao động Nhật Bản, tu nghiệp sinh Nhật Bản, thực tập sinh (TTS) kỹ năng… Tuy có nhiều cách gọi khác nhau song tất cả đều là một, đều là một dạng lao động phổ thông tại Nhật Bản.

4. Mức lương của Thực tập sinh Nhật Bản

Mức lương cơ bản của các thực tập sinh trong khoảng từ 140.000 – 170.000 Yên/tháng. Số tiền này tương đương với tiền Việt là từ 28 – 35 triệu đồng/tháng. Mức lương này phụ thuộc vào lương tính theo giờ. Thông thường, mức lương tính theo giờ của thực tập sinh giao động từ 750 – 980 Yên/giờ.

Xin chào trong tiếng nhật là gì?

Cách nói xin chào trong tiếng Nhật

xin chào tiếng nhật là gì? cách nói xin chào bằng tiếng nhật như thế nào? Đây là những câu hỏi đầu tiên mà khi bắt đầu học tiếng Nhật các bạn thường hay quan tâm nhiều nhất. Việc chào hỏi khi giao tiếp với người Nhật cũng rất quan trọng. Người Nhật có rất nhiều cách để nói xin chào, sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số cách để nói xin chào bằng tiếng Nhật.

1. Lời chào sử dụng khi lần đầu gặp mặt

はじめまして[hajimemashite]: đây là cụm từ thông dụng được sử dụng khi lần đầu gặp mặt. Nghĩa của cụm từ này cũng được hiểu là: “Rất vui vì được gặp anh/chị”. Trong tiếng Anh thì giống với nice to meet you. Chính vì thế, chúng ta có thể coi câu này có ý nghĩa là: rất vui được làm quen với bạn.
Mẫu câu … です どうぞ よろしくおねがいします: Mẫu câu này có nghĩa là: Tôi tên là….mong được sự giúp đỡ của anh/Chị.

2. Cách chào thông thường

Các bạn có thể dùng “konnichiwa” trong hầu hết các trường hợp khi bạn muốn nói xin chào bằng tiếng nhật .Đây là một lời chào bao gồm tất cả các mục đích, nó giống ” xin chào ” hay ” hello” trong tiếng Anh vậy.

  • Các bạn có thể sử dụng từ Konnichiwa với bất cứ ai, bất kể địa vị xã hội.
  • Chữ kanji của nó là 今日は. Chữ hiragana của Konnichiwa là こんにちは.

3. xin chào trong từng trường hợp cụ thể

xin chào tiếng nhật là gì、おはようございます, ohayougozaimasu

Ohayo gozaimasu là câu chào được sử dụng vào buổi sáng, thường được dùng khi chào ai đó trước khi ăn trưa. Nhưng có những trường hợp được sử dụng chào khi bắt đầu buổi làm việc mới (Dù lúc đó là 1h hoặc 2 giờ chiều).

Konnichiwa là câu chào buổi trưa.

Konbanwa là lời chào tiêu chuẩn để sử dụng trong suốt buổi tối. kanji cho cụm từ này là 今晩は. hiragana là こんばんは. ( konbanwa).

Oyasumi nasai là lời chào trước khi đi ngủ, nó có nghĩa là chúc ngủ ngon. Hiragana cho cụm từ oyasumi nasai là おやすみなさい.

Khi bạn nói chuyện với bạn bè, thành viên thân cận trong gia đình, hoặc bất cứ ai mà bạn có thể nói chuyện thân mật, cụm từ này cũng có thể được rút ngắn xuống còn Oyasumi.

4. Chào người lâu rồi không gặp

Khi bạn gặp một người quen trong thời gian không gặp thì ta dùng cụm từ “hisashiburi”. Nó giống như “Lâu rồi, không gặp bạn”. Hiragana cho lời chào này là ひさ しぶり. Để làm cho lời chào này trang trọng hơn, nói “o hisashiburi desu” おひさしぶりです.

5. Các từ lóng khi nói xin trào bằng tiếng Nhật

Ossu là một lời chào rất thân mật được sử dụng giữa những người bạn nam thân hoặc người thân gần gũi nam ở cùng độ tuổi. Cụm từ này thường không được sử dụng giữa những người bạn nữ hoặc giữa bạn bè khác giới tính.

yaho cũng là một cách để nói xin chào với bạn bè ở Osaka. Nó thường được viết bằng katakana, một biến thể của biểu cảm. yahoo trong tiếng Anh. Yaho cũng được sử dụng như là một cách để nói chào thân thiện trong giới trẻ, đặc biệt là các em gái hay dùng.

Đọc đến đây các bạn đã biết nói xin chào trong tiếng Nhật là gì rồi phải không? Chúc các bạn giao tiếp tốt với người Nhật nhé!

Các loại gia vị ở nhật bản

Phân biệt các loại gia vị ở Nhật Bản

Các loại gia vị ở Nhật Bản là một phần không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày, vì vậy những bạn đang sinh sống và làm việc tại Nhật cho dù có biết tiếng Nhật nhưng khi nhìn vào khu vực bán gia vị, dầu ăn, mắm, muối, tương, xì dầu, hạt tiêu… thì cũng tương đối là mất thời gian. Vì thế bài viết này mình sẽ giới thiệu những loại gia vị có bán tại siêu thị ở Nhật Bản.

1. Các loại gia vị ở Nhật Bản – Muối ăn – 塩(しお)

Muối ăn trong tiếng Nhật là 塩(しお) hay クッキングソルト (cooking salt), hoặc 食塩(しょくえん. 粗塩/あら塩(あらじお) là loại muối hạt to, muối chưa tinh chế. Ở Nhật nếu như các bạn muốn mua bột canh như ở Việt Nam thì có thể tìm đến một số cửa hàng của người Việt thì sẽ có bán nhé.

Các loại gia vị ở Nhật Bản - Muối ăn - 塩(しお)

2. Các loại gia vị ở Nhật Bản – Đường của Nhật Bản – 砂糖(さとう)

Đường trong tiếng Nhật được gọi là 砂糖 (さとう: satou). Đường Cát được gọi là グラニュー糖 (guranyu tou). Đây thực ra là từ được lấy từ tiếng Anh “granulated sugar” hay đơn giản là 白砂糖 (shirosatou: đường trắng). Vì Đường và muối là 2 loại rất dễ bị nhầm lẫn với nhau nên nếu không đọc được tiếng Nhật thì bạn nên cẩn thận so sánh từng chữ nhé. Các bạn tham khảo thêm tên một số loại Đường ở bên dưới nhé.

黒糖(くろとう) Đường đen.

きび砂糖(きびさとう) Đường mía.

てんさい糖(てんさいとう) Đường củ cải.

三温糖(さんおん とう) Đường tinh thể.

氷砂糖(こうりざとう) Đường phèn (dùng để ngâm hoa hỏa).

ラカント Đây là loại Đường giành cho người bị bệnh tiểu đường.

Đường  của Nhật Bản  - 砂糖(さとう)

3. Các loại gia vị ở Nhật Bản – Dầu ăn của Nhật Bản – 油(あぶら)

Dầu ăn trong tiếng Nhật gọi là 油(あぶら: abura) hay サラダ油(さらだゆ: sarada yu) hoặc là キャノーラ油 (Kyanorayu). Hình ảnh bên dưới là minh họa loại dầu ăn phổ biến ở Nhật Bản.

Dầu ăn  của Nhật Bản  - 油(あぶら)

4. Các loại gia vị ở Nhật Bản – Nước tương của Nhật Bản – 醤油(しょうゆ)

Nước tương trong tiếng nhật là 醤油(しょうゆ shouyu. Nước tương có thể dùng để chấm và làm gia vị nấu ăn. Nếu bạn không ăn nhiều, hãy mua chai nhỏ để không bị hỏng vì thường mở chai ra nên dùng trong 1-2 tháng. Nước tương có nhiều loại nhưng mình thường dùng hai loại như trong ảnh của bên dưới.

Nước tương  của Nhật Bản  - 醤油(しょうゆ)là một loại da vị không thể thiếu

5. Giấm của Nhật Bản – 酢(す)

Giấm trong tiếng Nhật là 酢(す: su). Tại Nhật có nhiều loại Giấm như là:

Giấm ngũ cốc: 穀物酢(こくもつす: kokumotsu su)

Giấm gạo: 米酢(こめず: komezu).

Giấm táo gọi là りんご酢 (ringo su).

Giấm làm sushi thì gọi là すし酢(Sushisu).

Giấm ngọt, gọi là 甘酢(amazu).

黒酢(くろず) Giấm đen.

バルサミコ酢 Giấm rượu (nhưng đậm đặc hơn).

Giấm  của Nhật Bản  - 酢(す), là một loại gia vị ở  nhật cũng được sử dụng nhiều

6. Miso – (みそ)

Miso (みそ) là một phần không thể thiếu trong món ăn Nhật. Miso làm từ đâụ nành lên men, là gia vị chính cho các món canh truyền thống của Nhật như canh miso shiru (canh miso rong biển), tonjiru (canh thịt lợn) hay làm nước dùng cho mì ramen. Một số món thịt xào cũng dùng miso để nêm cho vị thêm đậm đà. Miso cũng có nhiều loại lắm như 米味噌(こめみそ) Miso làm từ gạo, 麦味噌(むぎみそ) Miso làm từ lúa mì, 豆味噌(まめみそ) Miso làm từ đậu tương, 甘味噌(あまみそ) Miso ngọt, 甘口味噌(あまぐちみそ) Miso vị ngọt vừa, 辛口味噌(からぐちみそ) Miso vị đậm, 味噌汁(みそしる) Canh Miso.

Miso (みそ) là một phần không thể thiếu trong món ăn Nhật

7. Hạt tiêu của Nhật Bản – こしょう/ コショー

Hạt tiêu trong tiếng Nhật là こしょう/ コショー, Hạt tiêu thường hay được đựng trong các lọ nhỏ gọi là テーブルこしょう. Một số lọ hạt tiêu có ghi ở bên ngoài là ブラックペッパー (black pepper: Hạt tiêu đen).

Hạt tiêu trong tiếng Nhật là こしょう/ コショー

8. Dầu vừng/Dầu Mè – ごま油

Dầu vừng trong tiếng Nhật gọi là ごま油 (goma abura). Dầu vừng hay còn được gọi là Dầu Mè, là một loại dầu thực vật được chiết xuất từ hạt vừng. Nó có mùi hơi nồng nhưng lại có rất nhiều tác dụng trong việc cải thiện sức khỏe, trị bệnh và làm đẹp.

Dầu vừng trong tiếng Nhật gọi là ごま油 (goma abura), đây là loại gia vị được nhiều bà nội trợ ở nhật bản yêu thích

9. Dầu olive – オリーブオイル

Dầu olive tiếng Nhật là オリーブオイル. Trong dầu Olive chứa nhiều Vitamin E, A và các khoáng chất giúp cải thiện độ đàn hồi của da, giảm nếp nhăn cũng như cung cấp ẩm cho làn da. Loại Dầu Olive phổ biến ở các siêu thị là loại như trong hình ảnh ở bên dưới. Các bạn có thể tìm thấy loại dầu olive này ở các khu bán các loại dầu ăn.

Dầu olive tiếng Nhật là オリーブオイル

10. Rượu nấu ăn – 料理酒

Rượu nấu ăn có tên là 料理酒(りょうりしゅ: ryouri shu) loại rượu này thường được sử dụng để cho vào các món canh hoặc ướp Thịt, Cá để khử mùi tanh của Cá, thịt, giúp cho thức ăn được mềm hơn và tăng hương vị cho món ăn của bạn. Món ăn sẽ có mùi hấp dẫn hơn.

Rượu nấu ăn có tên là 料理酒(りょうりしゅ: ryouri shu),

11. Bơ – バター

Trong tiếng Nhật Bơ được gọi là バター, Có các loại Bơ như: Bơ thường (có muối) là バター (bataa) và loại Bơ nhạt là 無塩バター (muen bataa) hay 食塩不使用バター (shokuen fushiyo bataa) là loại bơ không có thành phần của muối.

Trong tiếng Nhật Bơ được gọi là バター

12. Ớt – 唐辛子

Ớt đỏ tiếng Nhật là 赤唐辛子 (aka tougarashi) nhưng ở siêu thị Nhật thông thường thì khó tìm thấy loại ớt tươi. Khi các bạn cần dùng ớt làm gia vị cho món ăn gì các bạn có thể dùng loại ớt khô đã thái nhỏ hoặc ớt bột. Ở các nơi khác thì mình không biết nhưng nếu ở ChiBa bạn có thể mua ớt tươi tại siêu thị Donkihote (ドン・キホーテ).

Ớt đỏ tiếng Nhật là 赤唐辛子 (aka tougarashi)

13. Bột nêm thịt Gà – がらスープ

Đây là loại bột giống như hạt nêm ở Việt Nam vậy, bột này dùng để cho vào các món canh tạo vị ngọt cho canh. Bột nêm thịt ga này tiếng Nhật gọi là がらスープ (gara suupu). Bột này có loại hàng của Trung quốc và loại hàng của hãng Ajinomoto như hình minh họa bên dưới.

Bột nêm thịt ga này tiếng Nhật gọi là がらスープ (gara suupu)

14. Yuzukoshou – ゆずこしょう

Yuzukoshou (ゆずこしょう) là một loại gia vị giống như Sa tế, được làm từ ớt, vỏ Chanh/Bưởi và Muối, dùng để ăn kèm với mì Udon, Sashimi hay với lẩu đều rất ngon.

Yuzukoshou (ゆずこしょう) là một loại gia vị giống như Sa tế